Trong những năm gần đây, nhiều người đang chọn ăn chay thay cho ăn mặn với một số lý do như vấn đề tôn giáo hoặc muốn tăng cường bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải cứ ăn chay là sẽ tốt cho sức khỏe đâu nhé! Bạn cần phải có chế độ ăn chay một cách khoa học để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần. Vậy ăn chay khoa học là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Ăn chay mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe?
Theo nghiên cứu, chế độ ăn chay mang lại rất nhiều sức khỏe cho con người, người ăn chay thường có một chế độ ăn tốt hơn những người ăn thịt bởi họ nạp vào cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, Vitamin A, Vitamin C và magie từ rau củ quả. Những lợi ích mà chế độ ăn chay mang đến cho sức khỏe như:
Giảm nguy cơ béo phì:
Với chế độ ăn chay, bạn sẽ có xu hướng chọn lựa cẩn thận hơn với các loại thực phẩm từ đó giúp bạn kiểm soát được lượng thức ăn được đưa vào trong cơ thể, tránh tình trạng ăn quá nhiều làm tăng nguy cơ béo phì.
Giảm lượng chất béo và Cholesterol
Thực tế thì, mỡ động vật không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vì chúng làm tăng mức Cholesterol gây nguy hiểm cho cơ thể. Trong khi đó, chế độ ăn chay chỉ cung cấp một phần Cholesterol vừa đủ cho cơ thể giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn.
Ăn chay giúp cơ thể kiểm soát được lượng Cholesterol được nạp vào cơ thể
Cải thiện quá trình trao đổi chất
Các thực phẩm ăn chay thường là những loại thực phẩm như rau, củ, trái cây, nấm,……Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và vitamin từ đó giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng cũng giúp bạn đốt cháy được nhiều chất béo, tránh gây ra tình trạng béo phì.
Tăng tuổi thọ
Những người ăn chay có thói quen ăn rất nhiều trái cây và rau củ, mà các loại thực phẩm này có khả năng loại bỏ độc tố và hóa chất tích tụ lâu ngày trong cơ thể con người. Từ đó giúp bạn khỏe mạnh hơn và kéo dài thời gian tuổi thọ.
Ăn chay giúp kéo dài tuổi thọ
Giảm huyết áp
Theo nghiên cứu, ăn chay cung cấp nhiều dưỡng chất như kali, hợp chất tinh bột, các chất béo đơn không no, chất xơ, canxi, Vitamin C và Vitamin A. Đây đều là những dưỡng chất có ảnh hưởng tốt đối với huyết áp.
Giảm rủi ro về bệnh tiểu đường tuýp 2
Ăn nhiều thịt, nhiều chất béo là những nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh đái tháo đường tuýp 2. Với chế độ ăn chay ít đường, ít chất béo sẽ giúp bạn phòng chống bệnh tiểu đường hoặc giữ lượng đường trong máu ổn định bằng các loại hạt ngũ cốc, các loại đậu,…
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Ăn chay mang đến rất nhiều lợi ích cho tim mạch. Thực tế thì những người ăn chay có khả năng giảm 1/3 nguy cơ bị tử vong do đột quỵ hoặc phải nhập viện vì bệnh tim. Những thực phẩm có lượng chất xơ hòa tan cao và những thực phẩm giúp cân bằng lượng đường trong máu ổn định như các loại hạt ngũ cốc là những yếu tố làm giảm Cholesterol và giảm nguy cơ bị đau tim.
Ăn chay cho một trái tim khỏe mạnh
Một số hạn chế của chế độ ăn chay
Ăn chay mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, chế độ ăn chay cũng vẫn còn một số hạn chế như sau:
Ăn chay trong một thời gian dài, bạn sẽ bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng nhất định như protein và axit béo Omega – 3 mà chỉ thịt, cá mới có. Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ thiếu hụt canxi, sắt, iốt và Vitamin B12 cao hơn, sự thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng này sẽ dẫn đến những triệu chứng như mệt mỏi, thiếu máu, chóng mặt và các vấn đề liên quan khác.
Ăn chay trong thời gian dài khiến cơ thể bạn có nguy cơ thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng cần thiết
Vậy làm sao có thể ăn thuần chay nhưng vẫn cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể???
Chế độ ăn chay với những thực phẩm nên ăn
Một chế độ ăn chay khoa học là một chế độ ăn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của bạn.
Để thay thế dưỡng chất protein do thịt cung cấp, bạn có thể bổ sung một vài thực phẩm khác vào chế độ ăn chay của bạn như là các loại hạt ngũ cốc, hạt đậu, đậu phụ,……Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều và bổ sung đa dạng các loại trái cây, rau củ khác nhau để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm lành mạnh như:
- Trái cây: đào, lê, táo, chuối, bơ, ổi, bưởi,…
- Rau: cà chua, cà rốt, măng tây, rau xà lách, rau cải,..
- Các hạt ngũ cốc: yến mạch, lúa mạch, gạo,..
- Các loại đậu: đậu hà lan, đậu xanh,..
- Các loại hạt: hạt óc chó, hạt Macca, hạt điều, hạt dẻ, hạt bí đỏ,…
- Chất béo thực vật: dầu ô liu, dầu dừa,..
- Protein thực vật: đậu phụ, tảo xoắn, đậu nành, đậu phộng,…
Các loại thực phẩm cần tránh
Chế độ ăn chay có rất nhiều chế độ như chế độ Lacto – ovo, chế độ Lacto, chế độ Ovo và chế độ ăn chay thuần.
Chế đô ăn chay thuần là chế độ đang được nhiều người thực hiện nhất trong thời gian gần đây. Với chế độ này, người ăn sẽ loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm từ động vật ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.
Tùy thuộc vào chế độ ăn chay mà bạn theo đuổi, bạn có thể loại bỏ những thực phẩm như sau:
- Các loại thịt từ động vật
- Trứng
- Các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật
Trứng và sữa là 2 loại thực phẩm bạn nên tránh
Kết luận
Dù bạn là người ăn chay theo chế độ nào thì việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều bạn cần phải quan tâm và lưu ý. Một chế độ ăn chay khoa học là một chế độ cung cấp đầy đủ được các chất dinh dưỡng mà không cần phải sử dụng các thực phẩm liên quan đến động vật. Bạn nên thường xuyên chú ý đến những chất dinh dưỡng mà những người ăn chay thường bị thiếu hụt để có thể bổ sung bằng những thực phẩm lành mạnh khác. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ có kiến thức cơ bản về chế độ ăn chay khoa học và giúp bạn có được một lối sống lành mạnh và một cơ thể luôn khỏe mạnh.